Blogroll

Tìm hiểu các loại sốt của những món mỳ Ý được yêu thích nhất

Nhắc đến ẩm thực Ý, không thể không nhắc đến những món mỳ – món ăn được coi là nữ hoàng của ẩm thực nơi đây. Có rất nhiều cách chế biến mỳ Ý khác nhau tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Nhưng các loại mỳ Ý được ưa thích nhất vẫn là ba cái tên nổi bật dưới đây.

Nộm - Món ăn hấp dẫn chứa đầy tinh hoa của người Việt

Nộm - hay còn gọi là gỏi - từ lâu đã là món ăn vặt được yêu thích tại Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè. Bắt đầu từ việc trộn các nguyên liệu với nhau cùng nước mắm chua ngọt mà những đầu bếp Việt đã sáng tạo ra rất nhiều món nộm khác nhau vô cùng hấp dẫn.

Giúp bạn phân biệt Sushi và Sashimi

Đây là hai món ăn tiêu biểu của nền ẩm thực Nhật Bản với cách chế biến đa dạng, bắt mắt và hương vị độc đáo. Sushi và sashimi giờ đây đã trở thành lựa chọn thường xuyên cho những dịp đặc biệt, hay đơn giản chỉ là những bữa ăn thay đổi khẩu vị của thực khách Việt.

Những trái cây giúp loại trừ độc tố trong cơ thể

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả anh đào là loại trái cây chứa ít calo nhưng nhiều dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Bánh sữa chua dâu tây thơm ngậy

Bánh dâu hình hoa sen xinh xắn cách làm rất dễ, vị trái cây dịu ngọt quyện với lớp sữa chua mát lạnh và vỏ bánh xốp giòn thơm ngon. Bánh dâu hình hoa sen xinh xắn cách làm rất dễ, vị trái cây dịu ngọt quyện với lớp sữa chua mát lạnh và vỏ bánh xốp giòn thơm ngon.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Tiếp tục đề cử 2 món đặc sản mang giá trị ẩm thực Châu Á

Ẩm thực được xem là thế mạnh, một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Do đó, ngoài 12 món ăn đã được công nhận giá trị ẩm thực châu Á, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiếp tục đề cử bổ sung thêm 2 món ăn đặc sản của các tỉnh phía Bắc là Bún cá rô đồng Hải Dương và Chả mực Hạ Long - Quảng Ninh. 

Bún cá rô đồng Hải Dương
Ở Việt Nam, nơi nào có cá rô thì cũng có món bún cá rô nhưng ngon nhất là bún cá rô đồng Hải Dương, có thể do thổ nhưỡng của nơi đây mà thịt cá luôn thơm, chắc, nước dùng đậm đà.

Cách chế biến: khá công phu, tỉ mỉ. Cá rô được luộc lên, gỡ từng miếng thịt, ướp gia vị cho thật thấm rồi rán vàng lên, hoặc viên lại từng viên cho vào tô bún. Sự hiện diện của miếng cá rô dai mịn, thịt cá rô xào nghệ ngọt tươi, độ béo giòn của thịt cá rô chiên tạo thành hương vị có sức quyến rũ lạ thường.



Nước dùng:
thuần túy cá rô, không thêm xương heo - cứ một phần cá tươi thì hai phần rưỡi nước nấu cho đến khi nào thịt và xương cá rã ra. Khi cá nhừ, lọc bỏ xác cá, lấy nước cốt rồi cho gia vị vào. Để có được màu vàng ngậy của nước cốt thì băm nhuyễn tôm lột vỏ cộng với hành tím rồi xào với dầu ăn, sau đó cho phần dầu tôm này vào nước dùng là được. Loại nước màu này chỉ cho nước dùng có một lớp dầu màu hồng nhạt của tôm, nhưng rất ngon. Người nấu cũng thường cho vào nước dùng một ít gừng tươi đập dập, để mùi thơm thêm phần quyến rũ cũng như làm át bớt mùi tanh của cá.


Trên bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thì là tươi non, cũng có thể ăn kèm với rau cải xanh, cải cúc hay rau cần… thì bao giờ cũng điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm… tạo cho bát bún thêm phần hấp dẫn.

Là một trong những món đặc sản "Nam tiến” vào Sài Gòn khoảng 10 năm trở lại đây, bún cá rô đồng được người Sài thành công nhận là một món ăn ngon lạ, giàu đạm, ít chất béo.

Chả mực Hạ Long (Quảng Ninh)

Chả mực của vùng biển Quảng Ninh là món chả được làm từ con cá mực (mực mai và chỉ mực mai mới làm được món ăn này. Hầu hết nguyên liệu chế biến chả đều là mực đánh bắt ở khu vực vịnh Hạ Long mới ngon và có mùi vị rất riêng. Món chả mực nổi tiếng đến mức trở thành đặc sản của vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Khi tới đây, phải nếm thử bạn mới cảm nhận được hương vị tuyệt vời của món ăn này.


Chất lượng chả mực Hạ Long (giòn và dai) còn do kỹ thuật chế biến đặc thù của người dân thành phố Hạ Long: mực giã nhuyễn bằng tay, nêm chút hạt tiêu vỡ và mắm, nắn thành những miếng nhỏ dẹt, tròn, đem chiên, khi chín phồng lên như cái bánh rán, màu hơi vàng...




Món ăn truyền thống của vùng biển này đã trở thành một món ăn quen thuộc và chiếm được cảm tình của nhiều người sành ẩm thực, của du khách trong nước và quốc tế với hương vị, màu sắc đặc thù mà các sản phẩm cùng loại không có được. Chả mực đã theo chân người Hạ Long và du khách đi khắp mọi miền đất nước.



Chả mực Hạ Long được tỉnh Quảng Ninh xếp vào danh sách 14 nông sản xây dựng và phát triển thương hiệu trong năm 2012, giúp cho chả mực Hạ Long nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó nâng được giá thành từ 15-20% (chả mực trên thị trường có giá khoảng 400 nghìn đồng/kg).

Hiện ở thành phố Hạ Long gần 10 cơ sở lớn chuyên sản xuất chả mực để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, nhất là một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...


Bún cá rô đồng Hải Dương và chả mực Hạ Long được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam và chính thức đề cử giá trị ẩm thực châu Á.


Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
Các tour du lịch tham khảo: du thuyền Hạ Long, tour Hạ Long

Các món ăn đặc sản của Hạ Long - Quảng Ninh


    Với những tuor Hạ Long hấp dẫn, du khách đến Quảng Ninh không những biết thêm thông tin về vịnh Hạ Long, về những buổi khám phá hang động và tàu ngủ đêm trên vịnh mà còn được thưởng thức rất nhiều đặc sản ẩm thực đặc sắc, mang hương vị mặn mòi của biển cả.

1. Xôi trắng chả mực

Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. 

Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. Người ta giã mực bằng tay để chả vừa dai vừa giòn. 

Chả mực rất kén lửa, vì vậy khi rán phải giữ lửa đều, không quá to cũng không quá nhỏ. Miếng chả ngon là miếng chả tỏa mùi thơm nức mũi ngay từ phút đầu được thả vào chảo dầu. Chả được rán cho đến vàng thì vớt ra để ráo dầu. 

Chả mực ăn ngon nhất khi chấm với nước mắm nguyên chất có rắc hạt tiêu bởi như thế mới cảm nhận hết hương vị của nó.

Mỗi suất xôi trắng chả mực hoặc bánh cuốn chả mực ở các hàng bình dân có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng. Mua theo cân, chả mực có giá khoảng 250.000 đồng/kg.


2. Bánh cuốn chả mực

 
Bánh cuốn chả mực - iVIVU.com
Cũng là những chiếc bánh cuốn thịt tráng mỏng tang, nhìn rõ miếng thịt bằm, nấm, mộc nhĩ bên trong, nghi ngút khói bay hương thơm của ruốc, hành phi. Người ăn gắp một miếng bánh cuốn, kèm chút rau mùi, một miếng chả mực vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, tất cả nhúng vào bát nước chấm màu hổ phách sóng sánh khoanh ớt đỏ. Sự kết hợp tuyệt vời của bánh cuốn đã quen thuộc với chả mực Hạ Long làm nên một món ăn hương vị biển rất hấp dẫn.
Du khách có thể nếm bánh cuốn chả mực tại quán cạnh rạp Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, giờ phục vụ từ sáng đến trưa; hay bánh cuốn chả mực bà Ngân phố Cây Tháp, Hồng Gai, thành phố Hạ Long.



3. Sam Quảng Yên
 
Sam Quảng Yên - iVIVU.com
Từ nguyên liệu chính là thịt sam biển, người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau, như: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá nốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… Các món ăn từ thịt sam biển rất thơm ngon, du khách đến Quảng Ninh không nên bỏ lỡ đặc sản này.


Bạn có thể thưởng thức các món sam tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh hoặc ra quán sam trên đường 25 tháng 4, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.



4. Món ngán
Món ngán - iVIVU.com
Ngán có thể chế biến được nhiều món như: Nướng, hấp, nấu cháo, xào với mì hay rau cải. Nói chung gọi là ngán nhưng ko ngán chút nào. Với các du khách nam thường khoái khẩu món rượu ngán.

Rượu ngán có mùi thơm rất riêng của biển. Các món từ ngán khá phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn tại Hạ Long, Quảng Ninh.

5. Sá sùng
Sá sùng - iVIVU.com
Một loài đặc sản hy hữu và khá đắt đỏ là sá sùng, chỉ có ở đảo Quan Lạn – Minh Châu (Vân Đồn, Quảng Ninh). Sá sùng tươi xào với tỏi tươi là một món ăn dân dã đặc sắc của người dân vùng biển Hạ Long.

Sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sá sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau diếp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt…

Sá sùng khá hiếm, nếu có giá cũng rất cao, một kg tính tiền gần 4 triệu.

6. Canh hà Quảng Yên
Canh hà Quảng Yên - iVIVU.com
Một đặc sản khác của Hạ Long mà người Yên Hưng rất tự hào, đó là con hà. Canh hà Quảng Yên, đặc biệt là giống hà cồn sống ở sông Chanh đem nấu canh chua ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, hà có thể đem tẩm bột rán ăn rất béo.

7. Bánh “gật gù”

Bánh gật gù - iVIVU.com
Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước.

Bí quyết với bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn. Khi ăn nhúng miếng bánh vào chén nước chấm đặc biệt cùng với một miếng khâu nhục (thịt kho tàu) được tẩm ướp kỹ càng. Cảm giác mát, mềm của bánh, vị ngọt bùi, thơm, ngậy của miếng khâu nhục có thể chiều lòng được cả những thực khách khó tính.

Bánh gật gù nổi tiếng nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độc đáo này

Địa chỉ: Nhà bà Tuyết số 32 phố Hòa Bình, thị trấn Tiên Yên. Nếu mua số lượng nhiều cần đặt trước.

8. Nem chua, nem chạo thị trấn Quảng Yên

Nem chua, nem chạo Quảng Yên - iVIVU.com
Nguyên liệu làm nem đều là những thứ bình dân. Bì lợn được bào nhỏ, trắng như cước, thính làm bằng đỗ hay gạo rang và lạc rang giã dập, tất cả được trộn đều với nhau thật tơi.

Chỉ đơn giản thế, nhưng qua bí quyết chế biến, trộn đều và pha nước chấm, hàng quà quê mùa trở nên lạ miệng, hấp dẫn. Những hàng nem chua, nem chạo là niềm tự hào của người dân thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh.

9. Cà sáy Tiên Yên

Cà sáy Tiên Yên - iVIVU.com
Cà sáy là vịt lai ngan, hương vị có cả hai và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến trở nên thơm ngon gấp bội. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy, chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê.

Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hải, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà.

10. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ

Rượu nếp ngâm Hoành Bồ - iVIVU.com
Rượu được chế tạo từ loại gạo nếp đặc sản của địa phương. Gạo nếp không giã, được nấu chín đưa vào ủ. Khi đã lên men và đến độ ngấu thì người ta cho vào ngâm cùng với thứ men lá lấy từ trong rừng Hoành Bồ, sau một thời gian chuyển thành rượu. Rượu được chắt ra đựng trong hũ, lọ để uống dần, mỗi bữa một vài chén.

Rượu nếp ngâm Hoành Bồ có vị chua ngòn ngọt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải khát rất tốt, nhất là vào mùa hè.

*** Lưu ý: Quý khách có thể tham khảo thêm các tour du thuyền Hạ Long

  • Du khách đi nhóm đông đúng có thể thử cảm giác thưởng thức hải sản trên các nhà bè: Ở Hòn Gai ghé ăn nhà bè Hồng Đậm, ở Cầm Phả ăn nhà hàng Quảng Hiền, ở Quảng Yên ăn nhà bè Hải Quân (đi qua doanh trại Hải Quân).
  • Các loại ốc hương, ốc đĩa, ốc gai nướng, ốc đá ở Quảng Ninh bán giá khá đắt, khoảng 100.000 VND/ 1 đĩa bé bé. Ốc rẻ hơn thì có ốc dạ (nhưng loại ốc này các địa phương khác cũng có sẵn, không nên ăn). Bạn có thể nếm thử ốc điếu xào, rẻ hơn nhiều so với loại kể trên. Ốc này khi ăn thì hút bằng miệng chứ không phải lấy kim khều .
  • Khi đi ăn uống nên tìm nơi có niêm yết giá rõ ràng, hoặc phải hỏi giá trước. Nếu có dân địa phương dẫn đi ăn là tốt nhất.
  • Muốn mua chả mực, mực khô, cá khô về làm quà thì ra chợ Hạ Long 1.Mua chả mực thì tìm hàng chả mực tên Thoan (rất nổi tiếng).
  • Buổi tối có thể đến ăn uống tại chợ đêm Thanh Niên ở khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Những thời điểm cần tránh khi tắm

Tắm là nhu cầu hàng ngày của mỗi người để làm sạch và thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không phải tắm lúc nào cũng tốt, đặc biệt là khi:

  Mệt mỏi
Mệt mỏi

Nhiều người nghĩ rằng, đi tắm khi mệt mỏi có thể làm cơ thể sảng khoái hơn. Trên thực tế, khi mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Tắm, đặc biệt là tắm nước lạnh, có thể làm bạn càng mệt mỏi, cảm lạnh, thậm chí là ngất xỉu.

Đặc biệt, khi mệt mỏi, bạn không nên tắm bằng xà phòng. Xà phòng có chứa nhiều kiềm mạnh, khi thâm nhập vào da chúng sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Bất kể là mệt mỏi do lao động chân tay hay trí óc, hãy nghỉ ngơi để cơ thể trở về trạng thái cân bằng rồi mới đi tắm.

Huyết áp thấp

Khi bị huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Nhiều người chọn cách tắm nước nóng để cải thiện tình hình. Đây là một thói quen phản khoa học.

Nước nóng cao hơn nhiệt độ cơ thể lúc này có thể sây sốc đột ngột bởi nhiệt độ cao có thể gây giãn tĩnh mạch. Cơ thể chúng ta sẽ càng mệt mỏi, chóng mặt hơn.

Hãy nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi rồi mới đi tắm.

Sau khi uống bia rượu

Rượu bia chứa nhiều chất kích thích, làm ức chế sự hoạt động chức năng của gan và tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể.

Dù nước nóng hay lạnh. Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, khiến cho tình trạng say sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng.

Tắm ngay sau khi uống rượu bia khiến cơ thể không kịp bổ sung  lượng đường tiêu hao trong máu, khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh. Do vậy, không nên tắm ngay sau khi say.

Ngay sau khi ăn

Tắm sẽ làm cho các mao mạch trong cơ thể giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt, lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hoá bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày.

Bạn chỉ nên tắm sau bữa ăn từ 1-3h.

Bị sốt

Khi sốt, nhiệt độ cơ thể lên cao, mức tiêu thụ calo của cơ thể tăng nhanh. Tắm khi sức đề kháng của cơ thể xuống thấp là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, đột quỵ hoặc làm cơn sốt trở nên trầm trọng.

Khi quá đói

Khi đang đói thì lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất. Nếu tắm vào lúc này, cơ thể sẽ sẽ không có đủ năng lượng tiêu hao cần thiết, vì vậy, từ đó dễ gây chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

Ban đêm

Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, người bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.

Những người tuyệt đối không nên tắm đêm là thai phụ, trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn “đèn đỏ”.

Nguồn: dantri

Toàn cảnh Sapa - Thành phố mù sương

Khách du lịch Sapa vào dịp mùa đông sẽ được chiêm ngưỡng cảnh vật đầy mờ ảo, một vẻ đẹp bí ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên: phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi cùng với màu xanh của rừng cây đã tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn.
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ trong ngày khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi.
Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.



 

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hội Roóng pọc còn hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Đến với Sapa du khách sẽ bị cuốn hút bởi vô số điểm du lịch kỳ thú: nhà thờ đá Sapa, Thác Bạc, Bản Cát Cát, Bãi Đá Cổ, Chợ Bắc Hà , Vườn hoa Hàm Rồng ....
 

NHÀ THỜ ĐÁ SAPA
       Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn vì nó là hình ảnh không thể thiếu trong khung cảnh thị trấn Sa pa
Hiện nay những tòa nhà, biệt thự cổ ở Sa Pa không còn nhiều. Dấu ấn kiến trúc của người Pháp còn lại vẹn toàn nhất đó là nhà thờ đá Sa Pa.
 

Nhà thờ xây dựng đầu thế kỷ 20. Trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên cho công trình này, những người kiến trúc sư Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng.
 

Nhà thờ Sa Pa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ cho các hoạt động xã hội. Đặc biệt, nhà thờ ở vị trí trung tâm của thị trấn Sa Pa, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
 

Việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công Giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô.



Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước Nhà thờ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên, nơi đây vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Với tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìu dặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao... Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần tạo cho không gian của Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.
Với nét trầm mặc như bản chất vốn có, Nhà thời Sa Pa vẫn ẩn dấu nhiều bí ẩn còn đang ngủ yên chờ đợi được khám phá.


THÁC BẠC
       Thác Bạc cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km (7.5 miles). Từ trên khe núi cao hàng trăm mét, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy gọi là thác Bạc. Từ xa đã nghe thấy tiếng thác đổ ào ào, tiếng vang được lập lại trong rừng thẳm càng tăng thêm cảm giác hoang dã và huyền bí. Thêm vào đó, thác ở ngay gần đường quốc lộ, rất thuận tiện cho khách du lịch.




Đến với thác bạc, du khách có thể ngắm mình dưới dòng suối trong mát, gột rửa mọi lo toan, tha hồ trò chuyện thư giãn dưới những bóng cây rừng xanh mởn, để mọi phiền não trôi theo dòng thác Bạc.
Từ xa đã nghe réo rắt tiếng suối nước rượt đuổi nhau đổ về thác Bạc.



BẢN CÁT CÁT
Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2 km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Gần nơi quần cư, họ còn trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa vừa là du lịch sinh thái lý thú dành cho du khách và là điểm du lịch văn hóa cộng đồng vệ tinh của Sa Pa.



BÃI ĐÁ CỔ SAPA - LÀO CAI
       Bãi đá cổ Sa Pa nằm xen giữa những nương rẫy, ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của Trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện năm 1925.
Bãi đá cổ trải rộng 8km² với gần 200 khối đá quanh con suối Mường Hoa là một minh chứng về sự xuất hiện của người tiền sử nơi đây. Trên mặt các khối đá là những hoa văn kỳ lạ với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, những biểu tượng sinh sôi, nhiều những vạch kẻ lạ mắt. Các nhà khoa học giả thiết đây là hình bản đồ cổ của người Mông, hoặc là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh... Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học, nhưng tất cả mới chỉ là giả thiết. Bãi đá cổ Sa Pa là một trong những di sản thiên nhiên quý giá, chuyển tải vẻ đẹp nguyên sơ của một vùng đất, thu hút khách du lịch tới thăm và chiêm ngưỡng.




Tháng 10 năm 1994, bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và hiện đang được Nhà nước đề nghị UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.



CHỢ BẮC HÀ
      Chợ Bắc Hà không đơn thuần chỉ là nơi mua và bán như các chợ khác mà nó còn là một nét văn hóa  lịch sử khi đến với Sapa. Bởi ngay từ khi tỉnh Lào Cai được thành lập thì chợ Bắc Hà được hình thành tại Châu Bắc hà. Từ đó đến nay, chợ Bắc Hà bao giờ cũng chỉ họp mỗi tuần một phiên vào ngày Chủ nhật.
Chợ Bắc Hà là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa địa phương với hàng hóa ngoài tỉnh, và là nơi giao lưu gặp gỡ về văn hoá giữa các dân tộc ở địa phương. Khi xuống núi, bao giờ người dân cũng mặc những bộ váy áo mới sặc sỡ đủ màu để đến chợ Bắc Hà, họ xem đây như ngày hội xuống núi, phong tục này vẫn duy trì đến ngày nay.




Chợ Bắc Hà được chia ra những khu chợ nhỏ mang tính đặc trưng trao đổi như: chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ ngựa, chợ gia cầm, chợ thực phẩm, chợ chim, chợ rèn đúc. Mỗi khu chợ đều phong phú đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc địa phương, đặc biệt Chợ Bắc Hà là nơi hẹn hò tốt nhất để nam nữ thanh niên dân tộc gặp nhau sau mỗi tuần lao động vất vả.


VƯỜN HOA HÀM RỒNG
      Vườn hoa Hàm rồng được xây dựng theo địa thế tự nhiên của đỉnh Hàm rồng, để tham quan vườn hoa, du khách phải leo một chặng đường dài hàng ngàn bậc đá. Cứ cách một đoạn ngắn, cảnh trí lại trải ra trước mắt đó là vườn lan tự nhiên, vườn châu Âu, rừng hoa đào... điểm cuối cùng là điểm cao nhất của đỉnh Hàm Rồng được bố trí như một đài quan sát, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt thu toàn bộ thị trấn Sa Pa vào tầm mắt của mình.




Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng khung cảnh Thạch Lâm. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.



 

Nghe cha dạy con gái

Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó.

Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.  

Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy.

Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trong và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con. 
 

Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.  

Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập. Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không.

Con không nhất thiết phải chăm sóc cha nửa cuộc đời con lại và cha cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của cha cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó.

Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình. Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại. Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống. 

Cha đã mua vé số trong 26 năm thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằng muốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.  

Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau, cho dù trong cuộc sống bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn, và hãy gọi điện cho mẹ con.

Nguồn: dantri

Những công dụng tuyệt vời của tỏi


Tỏi trị cảm cúm

Trong tỏi có chứa rất nhiều alliin, là một hoạt chất có khả năng tiêu diệt các virus và vi khuẩn có hại trong cơ thể. Khi cắt hoặc nghiền tỏi, một loại enzyme trong chúng sẽ tự kích hoạt để biến đổi alliin thành allicin.

Chính vì vậy, tỏi có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, nhất là những người đang bị cảm cúm, cảm lạnh… Nó giúp cơ thể kháng khuẩn, làm long đờm, dễ thở, giảm ho, cải thiện tình trạng ngạt mũi và viêm họng.

Kể "không xuể" công dụng tuyệt vời của tỏi 1
Tăng cường sức khỏe cho tim

Theo chứng minh của các nhà khoa học, tỏi có công dụng rất tốt trong việc giảm huyết áp, giảm tích tụ tiểu cầu, hạ thấp huyết thanh triglyceride và giảm cholesterol xấu.

Không chỉ thế, nó còn giúp kích thích quá trình tạo oxit nitric trong niêm mạc thành mạch, giúp các mạch máu không bị căng. Nhờ đó, tỏi có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Tỏi và bệnh ung thư

Các nghiên cứu hiện nay đều khẳng định rằng, chế độ ăn uống chứa tỏi có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống ung thư. Nguyên nhân là do trong tỏi có chứa nhiều chất có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u. Người thường xuyên ăn tỏi có thể giảm một nửa nguy cơ ung thư dạ dày và một phần ba nguy cơ ung thư đại trực tràng so với những người ăn ít hoặc không ăn đấy bạn ạ!

Kể "không xuể" công dụng tuyệt vời của tỏi 2
Củng cố hệ thống miễn dịch

Các chất oxy hóa cùng các vitamin và các khoáng chất có trong tỏi ảnh hưởng rất tích cực đến hệ miễn dịch của chúng ta. Nó giúp cơ thể khống chế hoạt động của các virus và vi khuẩn có hại, chống lại sự hoạt động của chúng. Không những thế, tỏi còn góp phần trong việc kéo dài sự trẻ trung và tăng cường tuổi thọ nữa đó!

Giảm cân với tỏi

Allicin trong tỏi không chỉ có tác dụng giảm huyết áp mà còn làm ổn định mức độ insulin và chất béo trung tính ở những người ăn uống nhiều đường. Chính vì thế, tỏi cũng có tác dụng trong việc giảm cân.

Ở những người có chế độ ăn uống tương đương nhau, việc ăn thêm tỏi có thể giúp trọng lượng ổn định hoặc giảm xuống so với người không ăn. Chính vì thế, tỏi là một thực phẩm rất tốt có thể bổ sung vào danh sách của những người muốn ăn kiêng giảm cân đấy!

Làm đẹp da

Tỏi không chỉ chứa các chất oxy hóa có lợi cho da, mà nó còn chứa rất nhiều vitamin như B1, B2, vitamin E… Nhờ đó, tỏi các tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa các tế bào biểu bì. Đồng thời, nó giúp hạn chế các căn bệnh về da, giảm mụn, làm trắng, giữ cho da luôn mềm mịn.

Bạn có thể ăn tỏi mỗi ngày, hoặc sử dụng trực tiếp nước tỏi để trị mụn. Tuy nhiên, đối với những người có làn da nhạy cảm thì hãy pha loãng nước tỏi để tránh bị bỏng da và kích ứng nhé!

Kể "không xuể" công dụng tuyệt vời của tỏi 3

Những lưu ý trong việc sử dụng tỏi

- Các bạn không nên ăn cả tép tỏi mà hãy cắt hoặc nghiền nhỏ, để tỏi được tiếp xúc với không khí, giúp alliin có trong tỏi chuyển hóa thành allicin.

- Không nên ăn tỏi khi đói hoặc đang trong quá trình uống thuốc.

- Hạn chế ăn quá 15g tỏi mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều có thể gây hại dạ dày.

- Những trường hợp không nên ăn tỏi: người bị bệnh về mắt, thể chất yếu, bị nhiệt, người mắc bệnh gan, hay đi ngoài, người đang mắc bệnh nặng.

- Để hạn chế mùi sau khi ăn tỏi, các bạn có thể uống một ly sữa. Đây là cách giảm bớt mùi tỏi rất hiệu quả đấy!
Nguồn: kenh14.vn

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Điểm danh những món ăn đặc sản ở Sapa

Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng như thịt lơn bản, rau xanh... được nhiều du khách đặc biệt ưa thích.

Lợn bản Sapa
 
  • Thực sự thả hoang trong rừng đã rất hiếm vì bây giờ chả còn mấy bản làng ở được gần rừng, mà lại trong rừng tít trên núi cao thì lại càng hiếm lắm. Với các tiêu chuẩn này thì đặc sản lợn Mường Sapa có lẽ còn khó kiếm hơn cả lợn rừng cũng nên. 
  • Món này có thể gọi là thịt rừng nhưng lại không phải là thịt rừng. Trong miếng thịt cảm được cả hương vị của rừng hoang mà lại không 'mắc tội' tiêu diệt động vật hoang dã, thật là tuyệt vời. Nhưng có lẽ chỉ khi được ngồi giữa mây núi Sapa, bên bếp lửa hồng với bầu rượu ngô cùng những người bạn hiền thì mới thấy hết cái tinh khôi của rừng tích tụ trong mỗi miếng ăn này. Lòng tôi thầm cảm tạ nhân duyên của Đất Trời đêm nay.
 
Món cá suối
 
  •  Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành. 
 
Nấm hương Sapa
  • Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống. 
 
Rau thơm Sapa
  • Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, có loại rau chua, ngọt và cay như: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.
 
Bánh ngô “Páu pó cừ”
  • Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. 
  • Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu. 
 
Bánh dầy “Páu plậu”
  • Bánh dầy làm từ gạo nếp. Gạo nếp được ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi. Xôi chín, cho vào cối giã. Khi giã, thỉnh thoảng lại bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và có thể ăn ngay. 
  • Bánh dầy có thể để được 1 tuần. Nếu muốn để được lâu hơn (2-3 tháng) thì làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh. Khi nào dùng bánh có thể xôi lại hoặc cho vào rán, bánh lại dẻo và thơm như lúc mới làm. 
  • Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo. 
 
 
Thắng cố “Cô thăng”
 
  • Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. 
  • Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
 
Thịt sấy “Khăng gai”
 
  •  Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt Ngựa Trâu, Bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 - 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. 
  • Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng... Thịt có mùi thơm và bùi. 
  • Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.
 
Măng chua “chua cau”
 
  • Măng vầu mới nhú được 25 - 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum. Sau 20 - 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều. 
  • Măng để kín trong chum có thể bảo quản được đến một năm.

Nhái nấu rau “ua gai ờ ráu áu”
 
  • Người Mông thường bắt những con nhái ở suối đem về chế biến thức ăn. Họ cho rằng, nhái sống ở suối rất sạch. Sau khi rửa sạch nhái, cho muối vào xóc qua, rửa lại bằng nước lã rồi cho lên bếp luộc. Khi nhái gần chín, cho rau rừng vào, thêm một chút muối, ớt và các gia vị khác. Canh nhái ăn mát, bổ.
 
Đậu xị “Tẩu lư”
  • Hạt đậu tương xay cùng nước, lọc qua một lớp vải để bỏ bã. Người Mông cho nước đã được lọc vào chảo đun sôi rồi đổ nước chua cho đậu kết tủa. Sau đó ép đậu như công đoạn làm đậu bình thường. Sau đó thái từng miếng bằng bao diêm để vào mẹt để trong mát khoảng 1 tuần cho lên men và mốc đều. Hàng ngày đem ra phơi khô rồi thả vào muối ớt để ăn hoặc cho vào đun. Khi ăn ta thấy có vị đắng, chát, thơm. 
  • Đậu xị có thể để được hàng năm. Đó là món ăn kích thích tốt cho sự tiêu hoá.
 
Món tiết canh gà Tiết canh gà
  • “trắng cay” có thể làm theo 3 kiểu khác nhau:
  • a) Cắt tiết gà để đông và cứ thế xắn ra ăn. Ăn tiết canh gà kiểu này ngọt nhưng có mùi tanh. 
  • b) Khi cắt tiết gà, hãm tiết cho khỏi đông. Lấy lòng mề, tim gan luộc, băm nhỏ với rau húng rồi đánh với tiết gà sau đó rắc một ít lạc rang lên trên. Tiết canh gà làm theo cách này ăn mát, ngọt, thơm mùi lạc và rau húng. 
  • c) Cắt tiết một con gà khoảng 2kg, hãm tiết. Thịt gà (5 lạng) làm sạch, đem nướng cho thơm. Sau đó băm nhỏ thịt gà, xương gà rồi trộn đều với các loại rau như tía tô “bằng la”, lá chanh “phù sí luỳ”, lá húng suối “pẳn đi phảo phù”, húng lừu “pcay”. Khi ăn, vắt chanh vào bát tiết canh, rắc lạc rang lên trên. Khi ăn, tiết canh có vị ngọt, chua, hơi tanh và thơm mùi gia vị.
 
Giờ thì hãy tận hưởng chuyến du lịch Sapa, xuýt xoa thưởng thức ẩm thực xứ lạnh nhé ^.^
 
Nguồn: Vietdiscovery(st)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More